Văn hoá khẩu trang trên thế giới hiện nay như thế nào ? Lâu nay, chiếc khẩu trang vẫn được nhiều người sử dụng để bảo vệ sức khỏe mỗi khi đi ra đường hoặc làm việc trong môi trường độc hại. Khi xảy ra đại dịch Covid-19, chiếc khẩu trang được nhắc đến rất nhiều. Thậm chí nhiều nước trên thế giới đã tranh cãi về việc nên hay không nên đeo khẩu trang. Từ đợt dịch bệnh này, việc đeo khẩu trang đã và đang thành một nét văn hóa. Tuy nhiên, văn hóa khẩu trang ở các nước trên thế giới không hề giống nhau. Việc mọi người có đeo khẩu trang khi ra đường hay không còn tùy thuộc vào văn hóa của họ.
>>> Khẩu trang y tế 4 lớp kháng khuẩn
Văn hóa khẩu trang ở Việt Nam
Ở nước ta, có thể nói văn hóa khẩu trang đã hình thành từ trước dịch Covid-19. Những ký ức về sự bùng phát dịch hô hấp cấp (SARS) cách đây 17 năm vẫn còn rõ nét. Thêm vào đó, nước ta có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và nhiều vấn đề về môi trường. Để tránh hít khói bụi, tránh nắng mỗi khi đi ra đường, đeo khẩu trang đã trở thành thông lệ.
Với tình hình dịch bệnh hiện nay, văn hoá đeo khẩu trang tiếp tục được đề cao, coi trọng. Nhiều người coi đeo khẩu trang là trách nhiệm chung nhằm giảm nguy cơ lây truyền virus. Một số doanh nghiệp đã dựng biển cấm các khách hàng không đeo khẩu trang. Chỉ thị số 19/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu mọi người “đeo khẩu trang khi ra ngoài”.
Cảnh tượng người dân xếp hàng dài mua khẩu trang chưa từng xuất hiện. Tuy nhiên, chính một phần nhờ việc người dân ý thức đeo khẩu trang mà đã hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.
Có thể thấy, nhờ có văn hóa khẩu trang mà Việt Nam đã làm tốt trong công cuộc chống dịch. Là điển hình để các nước khác học tập.
Văn hóa khẩu trang của các nước trên thế giới
Cũng như Việt Nam, các nước Châu Á, đặc biệt là Đông Á cũng có văn hóa khẩu trang. Tại tâm dịch một thời Trung Quốc, việc thực hiện đeo khẩu trang đã trở thành thói quen của nhiều người. Người dân Nhật Bản cũng vậy, thói quen đeo khẩu trang đã có từ rất lâu. Bắt đầu từ đợt bùng phát dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918-1919. Ngoài ra, họ cũng đeo khẩu trang để che đi các khuyết điểm trên mặt, giữ ấm vào mùa đông.
Ở châu Âu và Mỹ, dịch bệnh đang bùng phát vô cùng dữ dội. Ở đây hội tụ nhiều yếu tố: khí hậu, tâm lý chủ quan, chủ trương miễn dịch cộng đồng… Và tất nhiên một phần không thể thiếu là việc người dân không đeo khẩu trang. Nhiều nước thực hiện chính sách, nếu người khỏe mạnh, không có bệnh thì không cần phải đeo khẩu trang.
Phương Tây không có văn hóa khẩu trang, họ coi đeo khẩu trang là thể hiện mình có bệnh tật, bị mọi người xa lánh. Một lập luận khác, có những nơi yêu cầu không đeo khẩu trang vì lo ngại thiếu hụt vật tư bảo hộ cho ngành y tế. Nhiều người gốc Á ở Mỹ đã bị kỳ thị khi họ đeo khẩu trang ở nơi công cộng. Dân chúng có tâm lý rất chủ quan, không xem trọng việc đeo khẩu trang. Họ vẫn tự do đi lại, tập trung đông người như bình thường.
Có lẽ để thay đổi quan điểm và cách nhìn nhận của nhiều người phương Tây về văn hoá đeo khẩu trang là rất khó. Trừ khi chính quyền các nước có biện pháp mạnh tay hơn giống như Việt Nam hay Trung Quốc.
Văn hóa khẩu trang giúp người dân có ý thức hơn. Chúng ta đã góp một phần không hề nhỏ trong việc đẩy lùi đại dịch Covid-19, đồng thời là bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân, gia đình và cho cộng đồng.