Khó khăn của các doanh nghiệp kinh doanh khẩu trang y tế

Khó khăn của các doanh nghiệp kinh doanh khẩu trang y tế. Trong bối cảnh khó khăn chung của toàn cầu trước sự hoành hành của đại dịch COVID – 19. Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam cũng chịu những tác động hết sức tiêu cực, nặng nề. Trong đó, các doanh nghiệp kinh doanh khẩu trang y tế cũng không ngoại lệ. Tuy kinh doanh mặt hàng bán chạy trong mùa dịch. Các doanh nghiệp kinh doanh cũng không tránh khỏi các khó khăn chung.

Khó khăn của các doanh nghiệp kinh doanh khẩu trang y tế

Khó khăn về nguyên liệu sản xuất kinh doanh: 

Các doanh nghiệp kinh doanh khẩu trang y tế không tránh khỏi khó khăn chi phí đầu vào. Trong tình hình dịch bệnh, nguồn nguyên liệu sản xuất của các doanh nghiệp bị thiếu hụt trầm trọng. Khi nguyên liệu sản xuất khẩu trang y tế chủ yếu nhập từ Trung Quốc – tâm dịch của thế giới. Các biện pháp đóng của hải quan, cách ly toàn xã hội gây tổn thất lớn cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp khẩu trang có khả năng phải dừng hoạt động vì không có nguyên vật liệu sản xuất. 

Khó khăn về chi phí sản xuất kinh doanh:

Trong khi hoạt động sản xuất kinh doanh khẩu trang y tế đang có nguy cơ phải dùng lại. Thì các doanh nghiệp này vẫn phải chịu các chi phí sản xuất như bình thường. Giá điện, giá vận chuyển, giá dịch vụ hàng không, chi phí nhân công… vẫn không giảm. Và có thể còn cao hơn thời điểm bình thường. Hơn nữa, trong tình hình dịch bệnh hiện nay. Doanh nghiệp kinh doanh khẩu trang y tế có thể phải nhập nguồn nguyên liệu với giá đầu vào cao. Đẩy chi phí sản xuất lên cao, giảm lợi nhuận nhận được.

Khó khăn về lao động:

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp đang đứng trước khó khăn về lao động. Các doanh nghiệp kinh doanh khẩu trang y tế cũng vậy. Một phần do dịch bệnh xảy ra ngay thời điểm người Việt đang nghỉ Tết nguyên đán. Người lao động về quê ăn tết và bị hạn chế di chuyển, không thể vào làm việc. Một phần do việc hạn chế nhập cảnh dẫn đến thiếu hụt chuyên gia, người lao động trình độ cao. Một phần do doanh thu, lợi nhuận sụt giảm trong khi vẫn phải duy trì trả lương. Nhiều doanh nghiệp có phương án cho người lao động tạm thời nghỉ việc. 

Ngoài ra, các doanh nghiệp còn gián tiếp chịu khó khăn từ những thủ tục hành chính. Phải chịu các chi phí tuân thủ pháp luật và các khoản phí, lệ phí chưa được hợp lý. Thời gian giải quyết các vấn đề phát sinh của cơ quan nhà nước dài. Dẫn đến doanh nghiệp phần nào ảnh hưởng đến việc kinh doanh của mình.

Cũng theo nhận định của hầu hết các doanh nghiệp. Nếu tình hình dịch Covid-19 vẫn tiếp diễn và chưa dự báo thời điểm kết thúc như hiện nay. Nhiều doanh nghiệp sẽ tiếp tục đứng trước khó khăn về tài chính và thị trường tiêu thụ.

 Song với tinh thần vượt khó, tự lực, tự cường, trong bối cảnh khó khăn. Các doanh nghiệp kinh doanh khẩu trang y tế đã nỗ lực vươn lên. duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo việc làm cho người lao động. Đồng thời, nhận thấy những khó khăn đó, Chính phủ đã có những chính sách kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp. Ngân hàng Nhà nước cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ… 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *