Doanh thu kinh doanh khẩu trang y tế trong mùa dịch

Doanh thu kinh doanh khẩu trang y tế trong mùa dịch. Dịch Covid-19 bùng phát gây nhiều thiệt hại nhưng cũng mang lại cơ hội kinh doanh cho nhiều doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp tập trung tăng cường sản xuất các mặt hàng phục vụ phòng chống dịch. Nhiều doanh nghiệp dệt may chuyển đổi sang sản xuất khẩu trang y tế. Do đó, lợi nhuận của các doanh nghiệp này đều được ghi nhận là có sự tăng trưởng mạnh.

Doanh thu kinh doanh khẩu trang y tế

Doanh thu kinh doanh khẩu trang y tế tăng đột biến

Theo báo cáo kết quả kinh doanh đầu năm của các công ty kinh doanh khẩu trang y tế. Gồm các công ty sản xuất trang thiết bị y tế, các công ty dược phẩm, dệt may… Có sự tăng trưởng mạnh cả về doanh thu và lợi nhuận trong giai đoạn đầu năm nay. Điển hình như Tổng công ty cổ phần Y tế Danameco ghi nhận lợi nhuận trước thuế tăng gần 8 lần. Sau khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp, lãi ròng thu về tăng 651% so với cùng kỳ. CTCP Dược Hậu Giang ghi nhận 858 tỷ đồng doanh thu, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước. Một số doanh nghiệp dược phẩm khác cũng ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận tăng. Như Dược phẩm Imexpharm tăng 11%, đạt 304 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế tăng 13%, đạt 41 tỷ đồng. Dược phẩm Hà Tây ghi nhận doanh thu 519 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ… 

Các biện pháp tăng doanh thu kinh doanh khẩu trang y tế của các doanh nghiệp:

Các doanh nghiệp dược phẩm, sản xuất trang thiết bị y tế đẩy mạnh sản xuất khẩu trang y tế. Tăng cường sản xuất, dây chuyền hoạt động 24/24. Đồng thời, chủ động, kịp thời tìm kiếm nguồn cung nguyên vật liệu sản xuất khẩu trang. Không để xảy ra tình trạng nhu cầu sản lượng lớn mà không có nguyên liệu sản xuất.

Đồng thời quản lý, tổ chức chặt chẽ hệ thống phân phối và kết nối với khách hàng. Tập trung bán các sản phẩm chiến lược và chủ lực của công ty. Triển khai tốt dự án tăng năng suất và hiệu quả sản xuất giúp tiết kiệm chi phí. 

Các doanh nghiệp dệt may nhanh chóng chuyển một phần dây chuyền sản xuất sang sản xuất khẩu trang y tế. 

Biện pháp khác

Ngoài ra Chính phủ đã có những động thái hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp sản xuất trang y tế. Giúp các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, cắt giảm các chi phí sản xuất khác trong thời gian này. Trong 5 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu được hơn 321 triệu chiếc khẩu trang y tế, tăng mạnh so với tháng 4. Đây là thời điểm vàng để các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, gia tăng doanh thu và lợi nhuận. Nếu các sản phẩm khẩu trang y tế xuất khẩu được các nước đánh giá tốt. Sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường. Tăng doanh thu kinh doanh khẩu trang y tế.

Bên cạnh đó, từ khi dịch bệnh bùng phát và lan rộng, thị trường trong nước đã ghi nhận nhiều hành động phi pháp liên quan đến khẩu trang. Từ thổi giá hàng chục lần đến làm hàng giả và cả ăn cắp khẩu trang. Bên cạnh việc kiếm lời từ khẩu trang, các doanh nghiệp cũng nên chú ý tới đạo đức kinh doanh. Bảo vệ, tôn trọng người tiêu dùng là bảo vệ chính bát cơm của doanh nghiệp kinh doanh khẩu trang.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *